Lịch sử Âm_nhạc_Triều_Tiên

Tiền–Tam quốc Triều Tiên

Nhạc truyền thống Triều Tiên của thời tiền-tam quốc không được biết đến nhiều, trong khi một số ghi chép lịch sử của Trung Quốc viết rằng người của Phù Dư, Cao Câu Ly, Đông UếTam Hàn đã uống và nhảy múa trong mùa thu hoạch. Một số văn bản còn nói rằng bộ tộc Triều Tiên có thói quen cúng trời đất, nhảy múa và uống nhiều ngày như một nghi lễ nông sản.[2]

Tam Hàn

Các bản ghi chép lâu đời nhất về âm nhạc Triều Tiên xuất hiện trong văn bản lịch sử Trung Quốc, Tam quốc chí được viết bởi Trần Thọ (233-297). Nó nói rằng người Mã Hàn thực hiện nghi thức vào tháng năm và tháng mười không nhảy múa trong vài ngày. Triều Tiên vương triều thực lục trong suốt thời Triều Tiên Thế Tông nói rằng Tam Hàn có một phong cách âm nhạc riêng nhưng không có nhạc cụ.[3]

Tam quốc Triều Tiên

Cao Câu Ly

Lịch sử âm nhạc của Cao Câu Ly chủ yếu chia thành ba giai đoạn: đầu tiên là giai đoạn trước khi bị ảnh hưởng từ bên ngoài khi đàn tranh geomungo, một nhạc cụ truyền thống được phát minh.;[4] thứ hai là khoảng thế kỉ thứ 4 đến thế kỉ thứ 6 khi Cao Câu Ly bắt đầu thiết lập mối quan hệ với Bắc Ngụy; giai đoạn sau cùng là cuối thế kỉ 6 cho đến sau khi vương quốc sụp đổ

Hwangjoga (Hangul: 황조가; Hanja: 黃鳥歌) là một bài hát từ Cao Câu Ly sáng tác bởi vua Lưu Ly. Bài hát nói về một công chúa mang tình cảm của mình trao cho ông.[5]

Theo Tam quốc sử ký (Niên sử của tam quốc), được viết vào năm 1145, đàn tranhgeomungo được phát minh bởi tướng Vương Sơn Nhạc và nó là phiên bản hoàn chỉnh của cổ cầm Trung Hoa (còn được gọi là chilhyeongeum (thất huyền cầm), nghĩa là "đàn bảy dây"). Sau khi ông mất, nhạc cụ được truyền lại cho Ok Bogo, Son Myeong-deuk, Gwi Geum, An Jang, Cheong Jang, và Geuk Jong, khi được lan truyền rộng rãi truyền toàn quốc.

Nguyên mẫu của nhạc cụ được vẽ trong lăng Cao Câu Ly. Họ tìm thấy trong lăng của Muyongchong và lăng mộ Anak thứ 3.

Bách Tế

Ca khúc duy nhất của Bách Tế được truyền lại cho đến bây giờ là Jeongeupsa (hangul: 정읍사), nhưng vì không có những di tích cụ thể như những bức tranh trong lăng mộ của Cao Câu Ly, nên rất khó khăn để hiểu được nó như thế nào. Hiển nhiên rằng Bách Tế cũng tổ chức lễ hội thu hoạch vào tháng năm và tháng mười giống như Cao Câu Ly.[6]

Âm nhạc của Bách Tế đã được biết đến Nam TốngBắc Ngụy, trong khi một số người trình bày được mời đến Nhật Bản.[7] Đáng chú ý, một người đàn ông của Bách Tế tên là Mimaji (hangul: 미마지) đã học nhạc và múa ở Trung Quốc và di cư đến Nhật Bản vào năm 612.[8][9] Vào năm 2001, Nhật hoàng Akihito đã nói rằng âm nhạc của Bách Tế là nguồn gốc của nhạc hoàng gia Nhật Bản, vì Thiên hoàng Kanmu (871-896) là hậu duệ của vua Vũ Ninh. (r.501-523).[7]

Tân La

Bảo tàng Vu Lặc ở Goryeong, Gyeongssangbuk-nơi mà cho thấy âm nhạc phát triển ở Già Da và Tân La.Đàn tranh Sanjo gayageum

Trước khi Tân La thống nhất tam quốc, âm nhạc của Tân La được đại diện cho âm nhạc truyền thống, đàn tranh gayageum được người ta nói rằng nhạc công Vu Lặc (Wureuk) từ Già Da mang đến triều đại vua Chân Hưng khi vương quốc của ông đã liên kết với lực lượng Tân La. Mặc dù Samguk Sagi truyền tải 12 tên tác phẩm mà Wureuk đã làm, nhưng nó không được thừa hưởng đầy đủ. Vào năm thứ 13 của Chân Hưng, Ureuk đã dạy đàn tranh gayageum, bài hát và điệu múa cho ba đồ đệ Gyego, Beopji y Mandeok.[10]

Sau đó các học giả nổi tiếng, Thôi Trí Viễn (Hangul: Choe chiwon) người đã học ở nhà Đường tách biệt hệ thống cấp bậc hình xương của Tân La Silla luật ngũ thơ của hyangak (bài hát địa phương) miêu tả nghệ thuật biểu diễn ở Tân La vào cuối kỉ nguyên đó.[11]

Thời kì Nam-Bắc quốc

Tân La thống nhất

Sau khi đất nước thống nhất, âm nhạc của Tân La đã trải qua những dòng nhạc đa dạng từ Bách Tế và Cao Câu Ly với sự phát triển mạnh mẽ hơn hyangak, đặc biệt là hailoại đàn tranh là gayageumvà geomungo cùng sự phát triển của đàn tỳ bà.[12] Ngoài ra, âm nhạc từ nhà Đường được giới thiệu dưới triều đại của vua Văn Vũ. Thánh ca Phật giáo, Beompae (hangul:범패) được áp dụng rộng rãi với nhiều nhạc cụ, hình thành một nghệ thuật độc đáo ở Tân La.[13][14] Trong suốt Tân La thống nhất, viện âm nhạc hoàng gia (hangul:음성서) được thành lập.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Âm_nhạc_Triều_Tiên http://210.95.200.103/BookData/200007/index.htm http://www.everyculture.com/East-Southeast-Asia/Ko... http://generacionkpop.com/ http://kpopradiopdm.com/ http://www.soompi.com/news/scoops/1 http://www.culture-arts.go.kr/english/contents/con... http://www.korea.net/korea/kor_loca.asp?code=H0101 http://www.shinurl.org/what-is-pungmul/minyo https://books.google.co.kr/books?id=02rFSecPhEsC&p... https://books.google.co.kr/books?id=76fAGdFW8fgC&p...